Tin Ngành Điện
Cung cấp điện cho Hà Nội: Đảm bảo an toàn, ổn định với chất lượng và dịch vụ được nâng cao
Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
Tin Ngành Điện
EVN không đề xuất điều chỉnh giá điện trong năm 2016
Chiều ngày 16/5, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đinh Quang Tri khẳng định, EVN không có bất cứ đề xuất nào về việc xin điều chỉnh giá điện trong năm 2016.
EVN không đề xuất điều chỉnh giá điện trong năm 2016. Ảnh: TTXVN
Phó Tổng Giám đốc Đinh Quang Tri cũng cho biết, mức giá bán buôn điện của EVN bán cho các Tổng Công ty Điện lực năm 2016 là giá nội bộ trong EVN để các đơn vị thực hiện theo qui định của Bộ Công Thương nhằm tăng tính công khai, minh bạch thông tin trong quản lý, điều hành giá điện và không làm thay đổi giá bán điện cho khách hàng đang được áp dụng.
Lý giải về vấn đề này, EVN cho rằng, căn cứ Nghị định 82/NĐ-CP ngày 25/8/2014 của Chính phủ về Qui chế tài chính của EVN, Tập đoàn này quyết định giá bán buôn cho các Tổng Công ty Điện lực trong khung giá bán buôn do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.
Bên cạnh đó, EVN cũng căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BCT ngày 31/03/2014 của Bộ Công Thương quy định tính toán mức giá bán lẻ điện bình quân; trong đó hướng dẫn phương pháp lập giá bán điện của EVN cho các Tổng Công ty điện lực.
Hàng năm, Bộ Công Thương ban hành quyết định về khung giá bán buôn điện của EVN cho các Tổng Công ty Điện lực, EVN sẽ ban hành giá bán buôn điện cụ thể cho các Tổng Công ty Điện lực trong giới hạn đã được Bộ Công Thương cho phép và báo cáo Bộ Công Thương.
Như vậy, việc tính toán giá bán điện cho các Tổng Công ty Điện lực theo một nguyên tắc như nhau theo qui định.
Tuy nhiên, do cơ cấu đối tượng khách hàng từng vùng miền thuộc địa bàn các Tổng Công ty Điện lực (thành phố, nông thôn, miền núi…) khác nhau dẫn đến giá bán buôn điện của EVN cho các Tổng Công ty Điện lực cũng khác nhau./.
Theo Mai Phương/BNEWS/TTXVN
Tin Ngành Điện
Quảng Ninh sẽ có sơ đồ lưới điện phục vụ doanh nghiệp
Tin Ngành Điện
Hà Nội: Hơn 9000 ca trực đảm bảo điện phục vụ Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HANOI) cho biết, ngày 22-5-2016 sẽ diễn ra Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, đây là sự kiện chính trị to lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước.
Tin Ngành Điện
Hà Nội: Sẽ hạ ngầm toàn bộ lưới điện từ vành đai 3 trở vào trung tâm
Tin Ngành Điện
470 tỷ đồng cải tạo, phát triển lưới điện phân phối trên địa bàn Đà Nẵng
Tin Ngành Điện
Triển khai dự án Nhà máy điện mặt trời Điện lực miền Trung
Tin Ngành Điện
Hoàn thành nâng công suất TBA 110kV Tĩnh Gia (Thanh Hóa)
Tin Ngành Điện
TP. HCM ngầm hóa hệ thống lưới điện đồng bộ với cáp viễn thông và chiếu sáng công cộng
Khu vực chợ Bến Thành sau khi thực hiện ngầm hóa lưới điện kết hợp với ngầm hóa dây thông tin
Tin Ngành Điện
Hướng dẫn lựa chọn dây cáp điện trong xây dựng nhà
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hướng dẫn này trình bày một cách ngắn gọn về vấn đề này, ngõ hầu giúp cho người dùng tự tin và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn dây dẫn điện cho nhà ở. Trong hướng dẫn này, cấu trúc và tên gọi của các loại dây lắp đặt trong nhà (xem 3.3) được tham khảo theo tiêu chuẩn TCVN 2103; các loại cáp ngoài trời và cáp điện kế (xem 3.1 và 3.2) được tham khảo theo tiêu chuẩn của ngành Điện lực cũng như các nhà sản xuất cáp uy tín ở Việt nam hiện nay.
Hướng dẫn gồm các đề mục như sau: – Các nguồn điện sử dụng cho nhà ở 1. Các nguồn điện sử dụng cho nhà ở 1.1 Nguồn điện 1 pha 2 dây (thông dụng nhất) 1.2 Nguồn điện 1 pha 3 dây 1.3 Nguồn điện 3 pha 4 dây (ít gặp) 1.4 Nguồn điện 3 pha 5 dây (rất ít gặp) Nguồn điện 3 pha 5 dây gồm có 3 dây pha 1 dây trung tính và 1 dây nối đất bảo vệ (còn được gọi là 3 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây bảo vệ). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này rất ít gặp trong nhà ở, trừ khi chủ nhà có ý định sử dụng thiết bị điện 3pha và có yêu cầu thêm về dây bảo vệ. 2. Một số cách đi dây và loại dây tương ứng, thông dụng 2.1 Đi dây nổi: Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa hoặc nẹp nhựa và được cố định trên tường, trần nhà. Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại dây như VCm, VCmd, VC là thích hợp cho cách đi dây nổi. 2.2 Đi dây âm tường, âm trần, âm sàn: 2.3 Đi dây ngầm: 3. Các loại dây dẫn thích hợp cho nhà ở 3.1 Đoạn dây ngoài đường vào đầu nhà (đoạn dây ngoài trời) Cáp Duplex ruột đồng, cách điện PVC (Duplex Du-CV) Cáp Duplex ruột đồng, cách điện XLPE (Duplex Du-CX) 3.2 Đoạn dây từ đầu nhà vào điện kế (đoạn cáp điện kế) Cáp Điện kế ruột đồng, cách điện PVC (ĐK-CVV) Cáp Điện kế ruột đồng, cách điện XLPE (ĐK-CXV) 3.3 Dây dẫn từ điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện (dây dẫn trong nhà) 3.3.1 Dây đơn cứng (VC) 3.3.2 Dây đơn mềm (VCm) 3.3.3 Dây đôi mềm dẹt (VCmd) 3.3.4 Dây đôi mềm xoắn (VCmx) 3.3.5 Dây đôi mềm tròn (VCmt) 3.3.6 Dây đôi mềm ôvan (VCmo) 3.3.7 Dây đơn cứng, ruột nhôm (VA) 3.3.8 Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC (CV) 3.3.9 Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC (CVV) 4. Công suất chịu tải của các loại dây cáp điện thường sử dụng cho nhà ở Bảng 1: Công suất chịu tải của cáp Duplex Du-CV, Duplex Du-CX
Chiều dài đường dây đề nghị sử dụng ở bảng này được tính tóan theo độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải. Đối với nguồn 1pha 2dây, 220V, sau khi chọn được tiết diện ruột dẫn phù hợp với công suất nhưng chưa phù hợp với chiều dài đường dây mong muốn thì chỉ việc tăng tiết diện lên một cấp (ví dụ tăng từ 3mm2 lên 4mm2) và kiểm tra lại theo công thức dưới đây (0,187x P x L / S <= 11), nếu thỏa mãn thì tiết diện dây vừa tăng lên là đã phù hợp, nếu chưa thỏa mãn thì tăng tiết diện ruột dẫn lên một cấp nữa và kiểm tra lại như trên cho đến khi thỏa mãn. Trong đó P = Công suất tính tóan để chọn dây, kW Bảng 2: Công suất chịu tải của cáp Điện kế ĐK-CVV, ĐK-CXV
Thông thường chiều dài sử dụng Cáp điện kế khá ngắn nên không cần quan tâm đến độ sụt áp. Bảng 3: Công suất chịu tải của dây VC, CV, CVV
Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải Bảng 4: Công suất chịu tải của dây đôi mềm VCm, VCmd, VCmx, VCmt, VCmo
Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải Bảng 5: Công suất chịu tải của dây VA
Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải 5. Cách tính toán và lựa chọn dây dẫn Tính toán và lựa chọn dây dẫn cần phải thực hiện theo các bước sau đây. – Xác định nguồn điện sẽ dùng 5.1 Xác định nguồn điện sẽ dùng Căn cứ vào thiết bị điện trong nhà mà người dùng sẽ dùng là thiết bị 1 pha hay 3 pha, đồng thời cũng phải căn cứ vào nguồn cung cấp của điện lực ở địa phương mình ở có những loại nguồn điện nào. Hầu hết nguồn điện dùng cho nhà ở hiện nay ở Việt Nam là nguồn 1 pha 2dây. 5.2 Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện Thiết bị tiêu thụ điện là những thiết bị họat động bằng năng lượng điện. Các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà ở có thể kể ra như: Đèn điện, quạt điện, nồi cơm điện, bàn ủi, tủ lạnh, máy giặt, lò nướng vi sóng, máy điều hòa nhiệt độ, máy bơm nước… Trên mỗi thiết bị tiêu thụ điện, hầu hết đều có ghi trị số công suất, có đơn vị là W (Woat) hoặc kW (Kilô-Woat) hoặc HP (Horse Power- Sức ngựa). Một cách gần đúng, có thể xem tất cả các trị số công suất ghi trên các thiết bị là công suất tiêu thụ điện. Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện là liệt kê và cộng lại tất cả trị số công suất của các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà nhằm xác định công suất tiêu thụ điện tổng của cả ngôi nhà. Khi gặp các đơn vị công suất khác nhau thì quy đổi sang cùng một đơn vị như sau: 1kW = 1.000W 5.3 Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở Đây là buớc cuối cùng tìm ra các cỡ dây cần phải dùng. Tùy theo công suất chịu tải của từng nhánh trong sơ đồ điện, người dùng có thể chọn nhiều loại dây, cỡ dây khác nhau. *Ví dụ: Tính toán lựa chọn dây dẫn cho một nhà cụ thể. Đề bài:
Bài giải: Bước 1: Xác định loại nguồn điện sẽ dùng: Vì tất cả thiết bị điện trong nhà sử dụng điện 1pha, 220V nên ta chọn nguồn điện thông dụng nhất là nguồn 1pha 2 dây. Bước 2: Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện: Cộng tất cả công suất của các thiết bị của tầng trệt, tầng lầu và công suất tổng của cả nhà ta có số liệu sau. Tổng công suất tầng trệt: 7.470W Bước 3: Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở • Lựa chọn đọan dây ngoài trời Đoạn dây ngoài trời là đọan dây dẫn điện vào nhà nên nó phải chịu được tổng công suất cả nhà là 10.805W. Tuy nhiên, hầu như không có thời điểm nào mà tất cả các thiết bị điện trong nhà họat động đồng thời cùng một lúc, cho nên người ta có thể giảm công suất tính tóan xuống còn khoảng 80% công suất tính tóan rồi mới chọn lựa dây dẫn theo công suất đã được giảm. Khi giảm xuống 80% như vậy người ta có cách gọi khác là chọn ‘hệ số đồng thời’ (kđt) = 0,8. Trong ví dụ này hướng dẫn này cũng chọn kđt = 0,8 và công suất sau khi đã giảm là: P = 10.805 x 0,8 = 8644W = 8,644kW Đoạn dây ngoài trời thông thường được sử dụng là loại dây Duplex ruột đồng, cách điện PVC (Du-CV). Căn cứ vào công suất 8,644kW ta tra bảng để tìm cỡ (tiết diện ruột dẫn) cáp cho thích hợp. Tra bảng 1 (cáp Du-CV và Du-CX), chọn giá trí lớn hơn gần nhất ta thấy cáp tiết diện ruột dẫn 6mm2 có công suất chịu tải phù hợp. Chiều dài lắp đặt của cáp có tiết diện ruột dẫn 6mm2 cho trong bảng 1 cũng thỏa mãn với chiều dài lắp đặt mà đầu bài yêu cầu là 30m, vì vậy ta có thể chọn đoạn cáp ngoài trời là cáp Du-CV 2×6mm2 hoặc Du-CX 2×6mm2 • Lựa chọn đọan cáp điện kế Đoạn cáp điện kế nối từ đọan dây ngoài trời vào đến nhà nên nó cũng phải có công suất chịu tải lớn hơn hoặc bằng 8,644kW. Tra bảng 2 ta thấy cáp ĐK-CVV tiết diện ruột dẫn 5mm2 hoặc cáp ĐK-CXV tiết diện ruột dẫn 4mm2 là phù hợp. Đoạn cáp điện kế thường khá ngắn (< 10m) nên không cần quan tâm đến điện áp rơi theo chiều dài. Như vậy, người dùng có thể sử dụng ĐK-CVV 2 x 5mm2 hoặc ĐK-CXV 2 x 4mm2. • Lựa chọn dây cho từng nhánh và dây dẫn đến từng thiết bị điện Ngôi nhà có tầng trệt và 1 tầng lầu, hai tầng có công suất tiêu thụ khác nhau nhiều, do đó để tiết kiệm người dùng có thể phân làm 2 nhánh. Đường dây cho 2 nhánh này người dùng nên chọn loại dây đơn cứng (VC). Nhánh 1 cho tầng trệt: Nhánh 2 cho tầng lầu: Dây cho từng thiết bị: Tóm lại: Các loại dây, cỡ dây đã được tính toán lựa chọn cho ngôi nhà trên như sau: – Đoạn dây ngoài trời: cáp Duplex Du-CV 2×6mm2 hoặc Duplex Du-CX 2×6mm2 Ghi chú: Người dùng có thể lựa chọn lắp đặt các loại dây & cáp không chì với tiết diện ruột dẫn giống như đã lựa chọn ở trên. 6. Các lưu ý cho hệ thống điện nhà ở – Nên chia đường điện phân phối trong nhà ở thành nhiều nhánh để thuận tiện cho việc ngắt điện khi cần sửa chữa, thay thế. 7. Những tác hại khi dùng dây & cáp điện kém chất lượng Khi ruột đồng kém chất lượng hoặc không đủ tiết diện có thể gây ra các tác hại sau – Dẫn điện kém, gây sụt áp trên đường dây làm cho thiết bị họat động không hiệu quả, tuổi thọ thiết bị giảm nhanh. Khi lớp cách điện kém chất lượng có thể gây ra các tác hại sau – Nứt cách điện, hở ruột dẫn, gây điện giật cho người. 8. Những kinh nghiệm lựa chọn dây diện cho nhà ở Những kinh nghiệm được nêu ở đây chủ yếu hướng tới các loại dây dùng trong nhà (như mục 3.1 đã đề cập). – Không nên chọn dây không có nhãn mác trên bao bì, không có tên nhà sản xuất, không địa chỉ rõ ràng. |
Phản hồi gần đây