Tin Ngành Điện
Mưa lớn, lốc xoáy ảnh hưởng đến lưới điện tại Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái
Công nhân Điện lực khắc phục sự cố lưới điện do mưa lớn, lốc xoáy. Ảnh minh họa.
Tin Ngành Điện
Căng thẳng cấp điện cho miền Nam
Những người lính Truyền tải Điện Kon Tum kiểm tra đảm bảo an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn Tây Nguyên. Ảnh: Ngọc Hà/Icon .com.vn
Tin Ngành Điện
Bình Thuận kéo điện cho khu dân cư vùng sâu
Tin Ngành Điện
Hải Dương: Hơn 900 trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện
Tin Ngành Điện
Thứ trưởng Tài chính: Tiền hiếu hỷ không làm tăng giá bán lẻ điện của EVN
Khẳng định này được Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn đưa ra khi trả lời VnExpress sáng 18/5 liên quan tới những quy định mới được nêu trong dự thảo Nghị định Quy chế quản lý tài chính đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa được cơ quan này đưa ra lấy ý kiến.
Theo bản dự thảo Nghị định, EVN có thể được phép đưa các khoản chi như chi hiếu, hỷ, nghỉ mát, hỗ trợ đi lại ngày lễ, Tết cho người lao động… tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng số chi không quá một tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của EVN.
Giá bán lẻ điện sẽ không tăng vì tiền hiếu, hỷ, nghỉ mát trong ngành này. |
Trên thực tế, đây là những khoản chi mới, chưa được quy định trong quy chế hiện hành của EVN. Trước đó từ tháng 3, Bộ Tài chính cũng công bố dự thảo tương tự về quy chế tài chính với một doanh nghiệp Nhà nước khác là Tập đoàn Dầu khí (PetroVietnam), song các khoản chi nói trên cũng không được đưa vào khung quy định về chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị này.
Ngay khi vừa được đưa ra lấy ý kiến, dự thảo Nghị định này đã ngay lập tức gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Có ý kiến cho rằng, việc đưa các khoản chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh của EVN sẽ khiến giá thành và giá bán lẻ điện tăng lên và người chịu tác động cuối cùng là người tiêu dùng. Cũng có quan điểm bày tỏ, việc đưa các khoản chi phúc lợi này vào hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh là bình thường.
Chia sẻ với VnExpress, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, về mặt khoa học tài chính thì phúc lợi cho công nhân là một khoản chi phí để sản xuất. Luật đã quy định các doanh nghiệp tư nhân được hạch toán vào chi phí để trừ khi xác định tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thì nay các doanh nghiệp Nhà nước cũng được hạch toán các chi phí này để tạo sự bình đẳng.
“Doanh nghiệp Nhà nước cũng là doanh nghiệp nên phải thực hiện bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác. Các loại hình doanh nghiệp khác được thực hiện quy định này thì tại sao ngành điện lại không?”, ôngTuấn nói.
Ngoài ra, Thứ trưởng Tài chính cũng cho rằng, khi các khoản chi này đã được đưa vào chi phí sản xuất thì sẽ không được hạch toán thêm vào quỹ phúc lợi của doanh nghiệp để không trùng lặp và bình đẳng. Bên cạnh đó, việc đưa các chi phí hiếu, hỷ, nghỉ mát… vào chi phí sản xuất kinh doanh của EVN cũng không làm tăng giá bán lẻ điện tới tay người tiêu dùng, do đây là những chi phí trước thuế
Bàn về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hiệp hội Thuế cho hay, nếu có đầy đủ chứng từ thì doanh nghiệp được chi cho người lao động các khoản như hiếu, hỷ, nghỉ mát của bản thân và người lao động… vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Quy định này đã được nêu rõ trong Thông tư 96 của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ năm 2015.
“Các khoản chi phúc lợi này được đưa vào chi phí tính thuế, thì doanh nghiệp được phép đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh, được hạch toán vào chi phí để trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp”, bà Cúc bày tỏ, đồng thời khẳng định, giá bán lẻ điện sẽ không tăng nếu chi phí sản xuất của EVN được “cộng” thêm các khoản tiền hiếu, hỷ, nghỉ mát…
“Doanh nghiệp phải tính toán chi phí bởi về nguyên tắc các khoản chi phí phải thực chi. Còn nếu doanh nghiệp không chi thì sẽ không ảnh hưởng gì tới đầu ra của giá thành sản xuất sản phẩm, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đã dùng quỹ phúc lợi và không muốn tính vào chi phí thì không có vấn đề gì”, Chủ tịch Hiệp hội Thuế chia sẻ.
Theo Anh Minh (vnexpress.net)
Tin Ngành Điện
Nâng công suất TBA 110kV Thiệu Yên (Thanh Hóa) lên thêm 15MVA
Tin Ngành Điện
Tăng cường điện cho miền Nam
Tin Ngành Điện
Sửa điện miễn phí cho hộ nghèo huyện ngoại thành Cần Giờ
Tin Ngành Điện
Microsoft và Facebook hợp tác để thúc đẩy cuộc cách mạng năng lượng sạch
Tin Ngành Điện
Hiện thực hóa giấc mơ điện khí hóa nông thôn
Từ năm 1998-2015, Việt Nam đã đầu tư gần 55.000 tỷ đồng cho điện nông thôn, giải quyết cấp điện cho hơn 8 triệu hộ dân nông thôn. Giai đoạn 2016-2020, dự kiến sẽ cấp điện cho 17 xã (đạt 100 xã có điện), với số hộ dân được cấp điện từ điện lưới quốc gia là gần 1.130.000 hộ dân, nguồn điện ngoài lưới quốc gia 21.300 hộ. Tổng vốn đầu tư gần 24.000 tỷ đồng. |
Phản hồi gần đây