Tin Bất Động Sản
Vẫn cho giải ngân gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đến khi hết
Chính phủ vừa yêu cầu tiếp tục triển khai gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 với lãi suất ưu đãi cho đến khi giải ngân hết.
Chính phủ yêu cầu tiếp tục triển khai gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 với lãi suất ưu đãi cho đến khi giải ngân hết.
Chính phủ vừa công bố Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2016. Theo đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tiếp tục thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; khẩn trương trình, ban hành theo thẩm quyền điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định hiện hành; tập trung rà soát, bổ sung danh sách doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, xây dựng phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý II năm 2016.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ; tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng gắn với bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn ngân hàng; tiếp tục triển khai gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 với lãi suất ưu đãi cho đến khi giải ngân hết; đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.
Trước đó, ngày 28/3/2016, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn hỏa tốc gửi 19 ngân hàng thương mại tham gia cho vay mua nhà theo gói 30.000 tỷ đồng. Theo đó, từ ngày 31/3, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu dừng ký hợp đồng mới với toàn bộ các khách hàng của chương trình. Quyết định của Ngân hàng Nhà nước đưa ra trên cơ sở các quy định về chính sách cho vay hỗ trợ nhà ở của gói 30.000 tỷ theo Thông tư 11. Điều 2 và 8 của Thông tư này quy định, Ngân hàng Nhà nước sẽ dừng tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại cho vay gói 30.000 tỷ khi giải ngân hết số tiền này nhưng tối đa là 36 tháng (từ ngày 1/6/2013). |
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương xây dựng Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 trình Chính phủ; thúc đẩy hợp tác công – tư (PPP) để thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; tập trung nghiên cứu, xây dựng Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước; tổ chức triển khai thi hành có hiệu quả các chính sách thuế đối với sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc nhà nước.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường quản lý, phát triển lành mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước; tập trung triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với việc thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; đẩy mạnh xuất khẩu, bảo đảm tăng trưởng xuất khẩu bền vững; tổ chức kết nối giữa thị trường trong và ngoài nước để định hướng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa.
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả nguồn nước trong các hồ chứa, tiết kiệm nước, chủ động xây dựng phương án phòng chống thiên tai; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi phục vụ phòng chống thiên tai; thực hiện hiệu quả các giải pháp hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, nhất là các sản phẩm có tính mùa vụ.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp xã hội, ưu đãi người có công; chủ động nắm tình hình đời sống nhân dân, nhất là tại các địa phương bị thiệt hại do thiên tai, hạn hán, báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kịp thời, không để người dân bị đói; phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan triển khai các chương trình, chính sách giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều. Đẩy mạnh công tác đào tạo, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, huy động các doanh nghiệp tham gia dạy nghề.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và địa phương chủ động nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch bệnh liên quan đến vi rút Zika; củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở; khuyến khích phát triển mô hình hợp tác công – tư trong khám, chữa bệnh; thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình, đồng thời hỗ trợ phù hợp cho đối tượng chính sách, người nghèo; thúc đẩy thực hiện các giải pháp tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế toàn dân theo đúng lộ trình, chú trọng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; khẩn trương phối hợp triển khai dự án đầu tư sản xuất vắc – xin quy mô công nghiệp.
Bộ Giao thông vận tải kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vận tải và tải trọng phương tiện.
Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm; tăng cường phối hợp liên ngành trong quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tích cực chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm đối với công tác này trên địa bàn quản lý.
Thanh tra Chính phủ tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng phù hợp với Hiến pháp năm 2013.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao chỉ đạo nắm chắc tình hình, chủ động giải quyết những tình huống phát sinh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là dịp kỷ niệm 41 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2020…
Theo Thành Hưng/Baodautu.vn
Tin Bất Động Sản
Kết thúc gói vay 30 nghìn tỷ: Hết cơ hội mua nhà giá rẻ?
Những ngày gần đây, tâm điểm của dư luận, người mua nhà và cả các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh BĐS vẫn xoay quanh gói 30 nghìn tỷ đồng. Bộ Xây dựng, các Hiệp hội BĐS và Ngân hàng Nhà nước cũng đã lần lượt tham gia để xuất gia hạn giải ngân gói hỗ trợ.
Người thu nhập thấp có còn cơ hội tiếp cận nhà giá rẻ khi gói 30 nghìn tỷ sắp ngừng?
Tuy nhiên, dường như các đề xuất không được “thuận buồm, xuôi gió” khi chỉ mới cách đây vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản thông báo tới các ngân hàng dừng việc ký kết hợp đồng tín dụng mới bắt đầu từ ngày 31/3/2016 do số tiền cam kết cho vay của các ngân hàng đối với khách hàng đã vượt quá mức tín dụng (trên 30 nghìn tỷ đồng). Vậy hậu gói vay tín dụng này, phải giải quyết như thế nào mới hợp lý?
Nếu chiếu theo văn bản của Ngân hàng thì đối với các khách hàng mới, họ sẽ hết cơ hội chạm đến gói vay ưu đãi 30 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, những khách hàng trước đây đã ký hợp đồng tín dụng vay gói 30 nghìn tỷ đồng, việc có tiếp tục được giải ngân với lãi suất ưu đãi từ sau ngày 1/6/2016 hay không vẫn phải chờ phản hồi chính thức từ phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra về cả thành công cũng như sự thất bại của gói 30 nghìn tỷ đồng, trong đó đặc biệt quan tâm đến quyền lợi của người tiêu dùng có thu nhập thấp ở đô thị, phải giải quyết vấn đề nhà ở cho số đông này của xã hội… Nếu như không còn gói vay ưu đãi nữa thì liệu nhà ở xã hội có còn hấp dẫn người mua? Phải chăng, gói tín dụng này đưa ra chỉ mang tính chất giải quyết bài toán tâm lý cho người dân, cho thị trường BĐS lúc đang trầm lắng?…
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra nhưng tựu chung vẫn chưa có một lời giải thuyết phục, thỏa đáng nào trong lúc này, nhất là khi nhà ở xã hội – phân khúc không chỉ “cứu cánh” cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh BĐS mà còn mang lại cơ hội có nhà ở ổn định cho hàng trăm người có thu nhập thấp, lại đang có nguy cơ “chết yểu” với những dự án không thể tới được tay người mua, vì nếu không có gói hỗ trợ nào tương tự gói 30 nghìn tỷ đồng với lãi suất vay ưu đãi thì người thu nhập thấp không thể mua nổi nhà.
Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, khi Chính phủ thông qua gói 30 nghìn tỷ, mục tiêu lớn nhất là an sinh xã hội, giúp người thu nhập thấp cải thiện chỗ ở, giúp giải quyết các vấn đề của thị trường BĐS và thúc đẩy nền kinh tế.
Với mục đích trên, nếu bây giờ mà thay đổi lãi suất, người nghèo phải trả lãi suất cao thì đúng là nó đi ngược lại với mục tiêu ban đầu. Mục đích tiếp theo của gói 30 nghìn tỷ là giúp hâm nóng lại thị trường BĐS, nhưng hiện tại thông tin từ 1/6 phải chịu lãi suất cao đang có tác động mạnh vào tâm lý của người dân, những người đang mua và sẽ mua với lãi suất thương mại thì một số sẽ ngừng việc mua, từ đó sẽ tác động tiêu cực đến thị trường BĐS. Trong khi thời gian qua, những đối tượng mua nhà này có đóng góp rất nhiều cho thị trường…
Theo một số chuyên gia kinh tế, việc Ngân hàng Nhà nước kết thúc sớm việc ký hợp đồng tín dụng mới gói 30 nghìn tỷ đồng là một động thái có tính toán trước. Trong khi những khách hàng cũng đang còn lo chưa biết có được giải ngân với lãi suất ưu đãi sau 1/6 hay không thì việc kéo thêm khách hàng mới sẽ là gánh nặng quá sức.
Gói 30 nghìn tỷ của Chính phủ đã góp phần hiện thực hóa giấc mơ an cư cho nhiều người dân có thu nhập thấp. Tuy nhiên, nhiều khách hàng đang rất băn khoăn về “số phận” của chính sách hỗ trợ này trong những ngày gần đây.
Chính sách tín dụng để phát triển nhà ở xã hội cũng như chính sách tín dụng hỗ trợ cho người nghèo, người thu nhập thấp, không nên là chính sách có tính “thời vụ” mà cần xây dựng chính sách này có tính chiến lược, lâu dài trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế, nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng về nhà ở của nhân dân theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân.
Tuy nhiên, những chính sách, gói tín dụng hỗ trợ tiếp theo cần tạo ra những quy định thông thoáng hơn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho người vay để dễ dàng tiếp cận được các chính sách hỗ trợ, góp phần hiện thực hóa ước mơ có nhà của những người thu nhập thấp…
Theo baoxaydung.com.vn
Tin Bất Động Sản
Căn hộ rậm rịch đồng loạt tăng giá
Thanh khoản nhà đất bắt đầu vào giai đoạn sôi động nhất năm thì thị trường căn hộ đang đứng đối mặt với nhiều yếu tố tăng giá đầu vào tư vật liệu, giá vốn… khiến giá căn hộ tăng theo. Theo đánh giá của nhiều DN, chỉ riêng biến động về giá thép trong thời gian vừa qua là yếu tố đầu tiên khiến giá nhà tăng.
Làn sóng tăng giá vật liệu
Theo quyết định của Bộ Công Thương, mức thuế tạm thời đối với phôi thép là 23,3%, thép dài là 14,2% dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung. Trước đó, thuế nhập khẩu đối với phôi thép là 10%, thép dài 0%-5%.
Giá thép tác động tới thị trường BĐS
Sau khi Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam, giá thép trong nước tăng mạnh và thị trường có hiện tượng găm hàng, đầu cơ.
Lý giải về điều này, Bộ Công Thương cho rằng đây có thể là hiện tượng xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn do tâm lý tích trữ của các nhà nhập khẩu và các doanh nghiệp tiêu thụ thép trên thị trường.
Mặc dù vậy, việc giá thép tăng đã ảnh hưởng trực tiếp dến các doanh nghiệp BĐS và các nhà thầu xây dựng, gây tâm lý hoang mang trong thời gian vừa qua.Thép và xi măng đóng vai trò quan trọng đối với việc cấu thành sản phẩm đặc biệt là khi dự án đang triển khai xây dựng phần móng và phần trụ của dự án.
Giá thép tăng lên sẽ buộc các doanh nghiệp đầu tư xây dựng phải có sự cân đối về mức giá chào bán ra thị trường vì khi giá đầu vào tăng cao thì giá bán ra cũng phải tăng lên để cân đối lợi nhuận cho doanh nghiệp.Một trong các giải pháp nhà thầu này đưa ra là với các dự án đang dự thầu bắt buộc phải tăng giá.
Đại diện một công ty xây dựng cho hay, thép và xi măng thường chiếm khoảng 30%-40% cấu thành giá sản phẩm. Do đó giá thép tăng đột biến chắc chắn sẽ đẩy giá nhà tăng, đồng thời làm vỡ kế hoạch kinh doanh, thậm chí gây lỗ nặng cho nhà đầu tư.Đối với nhà ở xây dựng riêng lẻ, thép chiếm khoảng 20% tổng giá trị phần thô, do đó giá thép tăng cũng làm ảnh hưởng đến thị phần này.Đó cũng là lý do nhiều nhà thầu không muốn nhận thêm các công trình phải thi công phần móng, bởi đây là công đoạn phải sử dụng quá nhiều thép và VLXD khác.
Theo ông Lê Hữu Nghĩa, TGĐ Công ty Xây dựng Lê Thành, thép tăng trong giai đoạn ngắn hạn thì nhà thầu là người chịu hậu quả vì hầu hết các dự án đang xây dựng giai đoạn này đều giao hết cho nhà thầu nên đơn giá bất động sản chưa có gì biến động.
Nhưng nếu vẫn giữa mức tăng này, trong tháng sau chủ đầu tư phải chia sẻ rủi ro đó với nhà thầu. Việc đó đồng nghĩa chủ đầu tư các dự án sẽ phải tính toán lại giá bất động sản nên chắc chắn có sự thay đổi.
Bên cạnh đó, sẽ có tác động dây chuyền, giá thép nguyên liệu tăng cũng sẽ khiến nhiều loại vật liệu, phụ kiện… có liên quan đến đầu vào là thép sẽ tăng theo. Tác động dây chuyên sẽ khiến nguyên liệu đầu vào của xây dựng nhà lên một mặt bằng mới.
Căn hộ tăng cả trăm triệu?
Chi phí vật tư đầu vào để xây dựng nhà ở đang trong thời gian tăng giá mạnh, cụ thể là giá thép. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp xây dựng và bất động sản phải “đứng ngồi không yên”. Việc giá thép tăng lên sẽ tác động đến sự hoạt động cũng như sự thanh khoản của BĐS vì giá tăng lên thì nhu cầu trên thị trường BĐS có thể sẽ theo xu hướng chờ đợi giá hạ xuống.Về phía người dân sẽ phải chịu giá đắt đỏ khi mua nhà.
Người mua nhà lo giá tăng
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), nhận định giá thép tăng tác động đến giá thành, từ đó đẩy giá bán nhà tăng và khi đó người mua nhà lãnh đủ. Với mức tăng của giá thép như những ngày qua, theo tính toán của ông Châu, giá BĐS sẽ tăng khoảng 5% và có thể cao hơn nếu giá thép tiếp tục đi lên.
Theo ông Lê Hoàng Châu, nếu các công ty BĐS đang triển khai dự án chủ động được nguồn vật liệu xây dựng thì có thể không tăng giá nhà. Nhưng chắc chắn họ sẽ phải tăng giá bán các dự án BĐS tiếp theo vì đây là ngành bị ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất của việc giá thép “nhảy múa”.
Trong khi đó, báo cáo về thị trường, theo số liệu của Cục quản lý nhà và thị trường BĐS của Bộ Xây dựng, giá BĐS trong thời gian vừa qua đã tăng từ 5-6% so với 2014, cá biệt có dự án tăng 10-15%, trong đó căn hộ bình dân có mức tăng thấp nhất, căn hộ cao cấp tăng từ 5-15%.
Với mức tăng 5% do tác động của giá thép cộng với giá thực tế đã tăng thời gian qua, một căn hộ có thể đã tăng đến cả trăm triệu đồng..
Thị trường BĐS thời gian vừa qua đang khá yên ắng, các doanh nghiệp BĐS đang phải tính toán lỹ lưỡng bước đi tiếp theo của mình.Người mua nhà cũng cần cân nhắc về quyết định của mình cũng như phải chấp nhận với việc giá nhà tăng trong thời gian tới.
Theo Phạm Hải/Vietnamnet.vn
Tin Bất Động Sản
Nhà đầu tư địa ốc Hà Nội tính chuyện ‘đổi món’
Thị trường căn hộ phải cạnh tranh mạnh khiến nhiều nhà đầu tư chuyển hướng, săn lùng những sản phẩm mới, độc đáo để tăng thanh khoản và khả năng sinh lời.
Nhiều nhà đầu tư đã quay lại đổ tiền vào phân khúc liền kề, nhà phố thương mại. Ảnh: NT
Mấy năm trước, anh Chung (Hai Bà Trưng, Hà Nội), một nhà đầu tư thâm niên trong lĩnh vực bất động sản thường đổ tiền phân khúc căn hộ. Tuy nhiên gần đây, thị trường có nhiều sự lựa chọn hơn khi một số chủ đầu tư tung các sản phẩm mới, đồng thời thanh khoản các phân khúc có nhiều xáo trộn khiến “khẩu vị” của nhà đầu tư này lại thay đổi.
“Đầu tư mua căn hộ chờ tăng giá rồi bán hoặc cho thuê đều có lãi. Tuy nhiên, phân khúc căn hộ hiện chịu sự cạnh tranh lớn, các dự án tung hàng ra thị trường liên tục nên cũng không dễ bán. Vài lần không bán được tôi phải cho thuê nhưng lại phải mất tiền đầu tư thêm nội thất, chưa kể một số nơi giá còn bị giảm”, anh Chung lý giải.
Gần đây, nhà đầu tư này tìm kiếm những sản phẩm độc đáo hơn, nguồn cung trên thị trường ở mức vừa phải như nhà phố thương mại (shophouse), nhà liền kề… Theo nhận định của anh Chung, những phân khúc này trên thị trường số lượng không quá lớn nên mức độ cạnh tranh thấp hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng lưu ý nên chọn dự án có thời gian bàn giao nhà nhanh để tăng độ an toàn, đồng thời tìm kiếm những sản phẩm có tiềm năng thương mại để dễ dàng kinh doanh hoặc cho thuê sau khi bất động sản hình thành.
Anh Quảng (Hoàn Kiếm) cũng rút dần các tài sản đầu tư khỏi phân khúc căn hộ, chỉ giữ lại những dự án có khả năng tăng giá. Nhà đầu tư này vừa bán 3 căn chung cư để mua một căn nhà phố và kỳ vọng với tiềm năng thương mại của khu vực này có thể cho thuê lại với mức giá cao.
“Trước đây, khi bất động sản khủng hoảng thì nhà đất, liền kề khó bán do giá cao, thanh khoản kém, trong khi căn hộ dễ bán hơn nên tôi đầu tư vào phân khúc này. Tuy nhiên, đến nay đầu tư căn hộ muốn có lãi phải tìm được những dự án thực sự tốt về vị trí, giá cả, tiện ích… Còn nhà đất, hiện nay thị trường xuất hiện thêm một số sản phẩm mới ở những khu vực trung tâm, sau này có thể cho thuê mặt bằng kinh doanh, giá trị bất động sản lại ổn định hơn”, anh Quảng lý giải.
Lãnh đạo một số sàn bất động sản cho biết, từ trước Tết Nguyên đán, thanh khoản trên thị trường căn hộ chững lại và đặc biệt giảm mạnh kể từ đầu năm. Trong đó, những người mua, chủ yếu là có nhu cầu ở thực. Còn lượng khách hàng mua để đầu tư giảm đáng kể, chỉ trừ những dự án thực sự thuộc hàng hiếm ở khu vực trung tâm, có tiềm năng tăng giá tốt.
“Cũng giống như một người ăn quá no và không thể ăn thêm được nữa, thị trường căn hộ năm 2015 đã tiêu thụ quá mạnh và đang trong giai đoạn bão hòa, thanh khoản chững lại. Nhiều nhà đầu tư ôm hàng nhưng hiện cũng không dễ dàng để bán ra”, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản EZ Việt Nam nhận định.
Trước những thay đổi về khẩu vị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản cũng đau đầu trong việc làm mới sản phẩm hoặc tung ra thị trường những mặt hàng mới. Bên cạnh phân khúc căn hộ vốn nuôi sống doanh nghiệp trong những năm bất động sản khủng hoảng, từ cuối năm ngoái, nhiều chủ đầu tư tại thị trường Hà Nội đưa ra những sản phẩm mới như nhà phố thương mại (shophouse) tại dự án Vinhomes Gardenia Mỹ Đình, Five Star Mỹ Đình, Times City Park Hill, Gamuda Gardens… Sắp tới, một doanh nghiệp rục rịch đưa ra thị trường loại hình căn hộ “lai” giữa nhà ở, khách sạn và văn phòng (còn gọi là officetel). Với loại nhà liền kề, đất nền… thì các chủ đầu tư cũng luôn làm mới sản phẩm bằng những tiện ích, chính sách bán hàng hấp dẫn.
Bà Nguyễn Thúy Hạnh – Giám đốc sàn giao dịch bất động sản An Bình Land cũng thừa nhận, gần đây nhiều nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp đã chuyển hướng sang đầu tư nhà phố khi nhận thấy sự bão hòa và khó cạnh tranh của thị trường căn hộ.
“Giá trị của các loại hình nhà đất vẫn thường gia tăng tốt hơn, đặc biệt khi thị trường có dấu hiệu phục hồi trở lại, thanh khoản không còn ở mức thấp như trước đây. Với những dự án ở khu vực có tiềm năng thương mại, đông dân cư thì nhà đầu tư có thể cho thuê kinh doanh hoặc làm văn phòng với mức giá tốt nên khả năng sinh lời của phân khúc này được đánh giá khả quan hơn. Đó là lý do khiến nhiều nhà đầu tư chuyển hướng”, bà Hạnh cho hay.
Theo Ngọc Tuyên/VnExpress.net
Tin Bất Động Sản
Truyền thông Anh: Thời điểm tốt để mua bất động sản ở Việt Nam
Theo tờ “Thời báo Tài chính” (Anh), giới đầu tư nước ngoài nên khẩn trương tính đến việc mua bất động sản tại Việt Nam vào thời điểm hiện nay, bởi thị trường này đang có nhiều cơ hội thuận lợi.
Truyền thông Anh cho rằng, giới đầu tư nước ngoài nên khẩn trương tính đến việc mua bất động sản tại Việt Nam vào thời điểm hiện nay. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Tháng 7/2015, một số đạo luật mới hoặc sửa đổi đã bắt đầu có hiệu lực, giúp mở cửa nhanh chóng thị trường bất động sản ở Việt Nam. Giờ đây, bất cứ người nước ngoài nào có thị thực hợp lệ, dù là thường trú hay khách du lịch, đều có thể mua bất động sản với thời hạn sở hữu 50 năm và được gia hạn nếu muốn.
Theo quy định mới, cá nhân hay tổ chức nước ngoài được phép mua và sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ tại một tòa nhà chung cư, và tối đa 250 căn nhà tại một đơn vị hành chính cấp phường. Những quy định này không áp dụng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Nhờ những quy định mới thông thoáng hơn mà thị trường bất động sản đã bắt đầu khởi sắc. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng trước thời cơ này.
Năm 2008, giá nhà đạt tốc độ tăng trưởng 110% so với năm trước đó và cán đỉnh trong bối cảnh thị trường bất động sản luôn “nóng”. Nhưng khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, khiến “bong bóng” bất động sản cũng vỡ theo.
Trong những năm sau đó, thị trường bất động sản lâm vào tình trạng “đóng băng”. Ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành Công ty CBRE Việt Nam, miêu tả “Các công ty đều ‘án binh bất động’, nhà thầu không có việc, cần cẩu đứng im lìm trong khi giới ngân hàng gãi đầu gãi tai”.
Dấu hiệu của đà phục hồi bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 2014 nhờ tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, lương tăng và tầng lớp trung lưu ngày càng được mở rộng. Hiện Việt Nam có 38 sân golf trên toàn quốc và 65 dự án đang xây dựng hoặc chuẩn bị khởi công.
Theo dự báo, đến năm 2025, 50% dân số Việt Nam sẽ sống tại các thành phố, khu đô thị. Giờ đây, cần cẩu lại mọc lên tại nhiều dự án xây dựng chung cư cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh, kéo theo những khu nhà cho công nhân. Theo ông Fraser Wilson, Trưởng nhóm bất động sản của tập đoàn Dragon Capital, mức cầu trên thị trường bất động sản đang mạnh hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 2007 đến nay.
So với các nước khác ở châu Á, thị trường bất động sản của Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn về giá. Tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, giá bất động sản cao cấp dao động từ 3.000 USD đến 5.000 USD/m2, thấp hơn nhiều so với mức 9.375 USD/m2 ở Bangkok (Thái Lan).
Rõ ràng, thị trường bất động sản ở Việt Nam đang chuyển dịch từ một thị trường sơ khai sang một nơi để đầu tư. Trong khi đó, Việt Nam có tiềm năng trở thành một điểm đến của du lịch toàn cầu. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa thị trường bất động sản khi giới đầu tư nước ngoài quyết định đổ vốn vào Việt Nam.
Theo Lê Phương (bnews.vn)
Tin Bất Động Sản
Đang là thời điểm tốt để mua bất động sản ở Việt Nam
Theo nhận định gần đây của tờ Thời báo Tài chính (Anh), giới đầu tư nước ngoài nên khẩn trương tính đến việc mua bất động sản tại Việt Nam vào thời điểm hiện nay, bởi thị trường này đang có nhiều cơ hội thuận lợi.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Tháng 7/2015, một số đạo luật mới hoặc sửa đổi đã bắt đầu có hiệu lực, giúp mở cửa nhanh chóng thị trường bất động sản ở Việt Nam.
Giờ đây, bất cứ người nước ngoài nào có thị thực hợp lệ, dù là thường trú hay khách du lịch, đều có thể mua bất động sản với thời hạn sở hữu 50 năm và được gia hạn nếu muốn.
Theo quy định mới, cá nhân hay tổ chức nước ngoài được phép mua và sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ tại một tòa nhà chung cư, và tối đa 250 căn nhà tại một đơn vị hành chính cấp phường. Những quy định này không áp dụng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Nhờ những quy định mới thông thoáng hơn mà thị trường bất động sản đã bắt đầu khởi sắc. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn tỏ ra thận trọng trước thời cơ này.
Năm 2008, giá nhà đạt tốc độ tăng trưởng 110% so với năm trước đó và cán đỉnh trong bối cảnh thị trường bất động sản luôn “nóng.” Nhưng khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, khiến “bong bóng” bất động sản cũng vỡ theo.
Trong những năm sau đó, thị trường bất động sản lâm vào tình trạng “đóng băng.”
Ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành Công ty CBRE Việt Nam, miêu tả “Các công ty đều án binh bất động, nhà thầu không có việc, cần cẩu đứng im lìm trong khi giới ngân hàng gãi đầu gãi tai.”
Dấu hiệu của đà phục hồi bắt đầu xuất hiện từ cuối năm 2014 nhờ tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, lương tăng và tầng lớp trung lưu ngày càng được mở rộng. Hiện Việt Nam có 38 sân golf trên toàn quốc và 65 dự án đang xây dựng hoặc chuẩn bị khởi công.
Theo dự báo, đến năm 2025, 50% dân số Việt Nam sẽ sống tại các thành phố, khu đô thị. Giờ đây, cần cẩu lại mọc lên tại nhiều dự án xây dựng chung cư cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh, kéo theo những khu nhà cho công nhân.
Theo ông Fraser Wilson, Trưởng nhóm bất động sản của tập đoàn Dragon Capital, mức cầu trên thị trường bất động sản đang mạnh hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 2007 đến nay.
So với các nước khác ở châu Á, thị trường bất động sản của Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn về giá.
Tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, giá bất động sản cao cấp dao động từ 3.000 USD đến 5.000 USD/m2, thấp hơn nhiều so với mức 9.375 USD/m2 ở Bangkok (Thái Lan). Rõ ràng, thị trường bất động sản ở Việt Nam đang chuyển dịch từ một thị trường sơ khai sang một nơi để đầu tư.
Trong khi đó, Việt Nam có tiềm năng trở thành một điểm đến của du lịch toàn cầu. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa thị trường bất động sản khi giới đầu tư nước ngoài quyết định đổ vốn vào Việt Nam.
Theo Vietnamplus.vn
Tin Bất Động Sản
Khách mua nhà 8B Lê Trực cầu cứu Bộ Xây dựng
Những khách hàng mua căn hộ tại công trình xây vượt tầng này cho rằng việc phá dỡ đang tiến hành có thể ảnh hưởng đến kết cấu, an toàn của tòa nhà.
Tại buổi làm việc cuối tuần này với cơ quan Thanh tra Bộ Xây dựng, đại diện cho khách hàng mua căn hộ, bà Nguyễn Thị Hồng Xuân bày tỏ lo ngại về việc phá dỡ công trình sẽ ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà sau này.
“Phương án đập, phá bề ngang phải tính toán xem cần làm như thế nào, chứ cứ đập như thế thì chất lượng nhà của chúng tôi sẽ ảnh hưởng ra sao”, khách hàng này bày tỏ. Cũng theo bà Xuân, sai phạm là ở phía chủ đầu tư, song với cách làm như hiện nay, phía bị ảnh hưởng sẽ là những người mua nhà.
Nhiều khách hàng mua nhà tại dự án lo ngại việc phá dỡ sẽ ảnh hưởng đến kết cấu tòa nhà. Ảnh: Nhật Quang |
Khách hàng Nguyễn Sỹ Duyên cũng cho biết vì lo lắng đến chất lượng căn hộ nên hằng ngày, ông đều tới tận chân công trình để quan sát việc phá dỡ của chủ đầu tư. “Chủ đầu tư sai, cơ quan quản lý cứ xử lý, chúng tôi không bênh. Tuy nhiên, Bộ, ngành cũng nên quan tâm tới quyền lợi của người dân mua nhà như chúng tôi khi nhận căn hộ phải đảm bảo chất lượng, kết cấu” ông Duyên cho hay.
Có cùng quan điểm và mối lo lắng, những khách hàng có mặt tại buổi làm việc đều cho biết đã đóng khoảng 90% số tiền mua căn hộ.
Ông Phạm Gia Yên – Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết hiện các phương án phá dỡ là do UBND TP Hà Nội đưa ra các yêu cầu cũng như duyệt phương án triển khai.
“Phá dỡ phải có phương án do những người có trình độ chuyên môn lập, để cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị phá dỡ cũng phải có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho công trình cũng như kết cấu tòa nhà”, ông Yên trấn an. Tuy nhiên, ông Yên cũng cho biết sẽ chuyển đề nghị của cư dân tới UBND TP Hà Nội để kiểm tra ngay, nếu không đáp ứng được các điều kiện an toàn về phá dỡ thì phải dừng.
Trước đó, theo kết quả kiểm tra của liên ngành TP Hà Nội, công trình 8B Lê Trực có nhiều sai phạm so với giấy phép xây dựng, vượt chiều cao 16m, và không giật cấp đúng thiết kế nhằm làm tăng diện tích sàn xây dựng hàng nghìn m2. Từ tháng 11/2015, Công ty cổ phần may Lê Trực bắt đầu phá dỡ phần vi phạm, nhưng suốt 20 ngày mới tháo dỡ được 50 m2. Đầu tháng 1/2016, thành phố quyết định cưỡng chế phá dỡ và nay mới thực thi.
Liên quan đến công trình này, Phó giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Quốc Tuấn, cũng như các Trưởng phòng, chuyên viên quản lý cấp phép xây dựng đã bị quy trách nhiệm, kỷ luật khi không có biên bản kiểm tra hiện trạng trước khi cấp phép xây dựng nhà 8B Lê Trực.
Trước đây, các khách hàng chủ yếu mua căn hộ tại dự án với mức giá dao động từ 60 đến 80 triệu đồng một m2. Với diện tích 90-165m2, được trang bị nội thất hạng sang nên số tiền khách hàng phải trả để sở hữu nhà tại dự án nói trên dao động trong khoảng 7-13 tỷ đồng.
Theo Ngọc Tuyên/vnexpress.net
Phản hồi gần đây